Chắc hẳn đối với những ai đam mê công nghệ thì đã không còn gì xa lạ đối với mainboard trên máy tính rồi phải không nào. Đây được xem là một bộ phần rất quan trọng và không thể thiếu đối với máy tính. Để hiểu rõ hơn về mainboard là gì thì hãy cùng Tri Thức Hardware tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu Mainboard là gì?

Mainboard hay còn được gọi là bo mạch chủ, đây là một phần cứng rất quan trọng đối với máy tính, thiết bị này giúp kết nối các bộ phận của chiếc máy tính lại với nhau, cụ thể như CPU, Ram, ổ cứng và nhiều cổng kết nối khác. Không chỉ có vậy, các card mở rộng cũng được kết nối với mainboard trực tiếp hoặc thông qua các dây cáp.

Hiện nay, các nhà sản xuất ra bo mạch nổi tiếng được nhiều người biết đến như sau: Asus, Intel, ABIT, MSI, Gigabyte và Biostar. Người dùng khi mua mainboard thì nên lựa chọn những hãng này để đảm bảo được chất lượng, cũng như được đảm bảo về chế độ bảo hành tốt nhất nhé.

Chức năng chính của mainboard máy tính

  • Mainboard chính là một bảng mạch dùng để liên kết tất cả linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một thể thống nhất với nhau.
  • Mainboard có thể điều khiển được tốc độ và các đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau vô cùng hiệu quả.
  • Thiết bị này điều khiển và phân phối điện áp phù hợp dành cho các linh kiện gắn trên mainboard.

Thành phần cấu tạo mainboard là gì?

Chipset

Chipset sẽ có 2 loại đó là Chipset Bắc và chipset Nam, chúng có vai trò dùng để đảm bảo được sự kết nối giữa các thiết bị trên mainboard như CPU, RAM và các thiết bị ngoại vi. Không chỉ có như vậy, chipset còn có chức năng giúp truyền các dữ liệu từ ổ đĩa cứng sang bộ nhớ rồi đến CPU, cũng như các chức năng điều khiển RAID,…

Hiện nay các chipset rất hiện đại chúng đều được các nhà sản xuất tích hợp sẵn card đồ họa cùng với card âm thanh giúp cho việc sử dụng máy tính của bạn chạy được rất nhiều chương trình mà không cần phải mua thêm card rời.

Mainboard là gì

Ngoài ra thì chipset còn được tích hợp các tính năng như đồ họa, âm thanh, cổng USB giúp đa dạng hơn trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy đây là phần không thể thiếu của bo mạch chính.

Socket

Socket còn được gọi là đế dùng để cắm CPU, đây là nơi cắm các bộ vi xử lý của Intel, AMD,… Người dùng cần phải lưu ý vì tùy vào loại CPU mà sẽ có các dế cắm khác nhau chính vì vậy hãy chọn mainboard phù hợp cho mình nhé

BIOS (Basic Input Output System)

Bios được xem là hệ thống đầu ra đầu vào cơ bản. nó chứa tất cả thông tin và cài đặt của main, người dùng có thể thay đổi thông tin này bằng cách vào chế độ bios từ máy tính của mình.

BIOS

Khe cắm RAM:

Khe cắm Ram chính là nơi dùng để lắp đặt các thanh Ram vào máy tính, các khe cắm này sẽ quyết định khả năng nâng cấp cấu hình máy tính về lâu dài giúp cho máy tính có hiệu suất làm việc được tốt hơn. Khe cắm ram gồm những loại sau:

Khe cắm RAM

Khe cắm SIMM: Đây là dạng đầy đủ của khe SIMM có tên là Single Inline memory module (Module bộ nhớ nội tuyến duy nhất). Các khe cắm này chỉ có mặt trên các loại main máy tính cũ hơn và chúng chỉ hỗ trợ bus 32 bit.

Khe cắm DIMM: Với dạng đây đủ đó là Double Inline memory module (được gọi là bộ nhớ nội tuyến kép). Đây là một khe ram mới chạy trên nền bus 64 bit nhanh hơn so với khe cắm SIMM. Chúng được sử dụng phổ biến trên main các loại máy tính xách tay gọi là SO-DIMM.

Khe cắm ICA

Khe cắm này được sử dụng để gắn thêm vào các bo mạch mở rộng: các bo mạch âm thanh hoặc là hình ảnh.

Khe cắm PCI Express

Với khe cắm PCI Express sẽ hỗ trợ bằng thông cao 30 lần so với PCI đề ra, chúng hoàn toàn có thể thay thế cho các khe cắm PCI lẫn AGP.

Pin CMOS

Pin CMOS là một thiết bị có trong main máy tính với nhiệm vụ lưu trữ các thông tin trong bios và chúng được biết với tên gọi tiếng anh là Complementary Metal Oxide Semi-Conductor. Thông thường thì pin CMOS có tên là mã là CR-2032.

Kết nối nguồn (Power Connectors)

Để có thể nhận nguồn điện từ SMPS (Switching Mode Power Supply – bộ nguồn chuyển mạch), có các đầu nối gắn trên main. Các loại chuẩn kết nối nguồn bao gồm.

Chuẩn kết nối AT: gồm 2 đầu nối 6 chân và chuẩn AT chỉ có trên main máy tính cũ là chủ yếu.

Chuẩn kết nối ATX: Đây là loại đầu nối mới nhất với 20 chân hoặc 24 chân. Với loại đầu nối này được dùng cho tất cả các loại main máy tính mới nhất.

Các loại main máy tính hiện nay

Giống với các linh kiện của máy tính, main máy tính cũng sẽ có các loại khác nhau và sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các loại main máy tính hiện nay có gì nhé!

Mainboard máy tính chuẩn AT

mainboard là gì

Loại main máy tính AT được sử dụng vào các năm 1980 với kích thước rơi vào khoảng 350,52 x 304,8mm. Loại main này khó cài đặt các ổ đĩa mới mỗi khi cần. Chính vì vậy cũng có rất ít người sử dụng so với các loại main khác.

Mainboard máy tính chuẩn ATX

mainboard là gì

Main máy tính chuẩn ATX có tên gọi tiếng anh là Advanced Technology Extended được phát triển vào các năm 90 và hiện nay chúng vẫn được người dùng sử dụng chủ yếu.

ATX có thiết kế mian phổ biến nhất được sử dụng trong các loại mian kích thước nhỏ hơn (gồm Micro-ATX, FlexATX, nano-ITX, mini-ITX). Kích thước của main ATX tiêu chuẩn khoảng 304,8×243,84mm.

Mainboard máy tính chuẩn micro-ATX

Mainboard máy tính chuẩn micro-ATX

Main micro-ATX có kích thước 243,84×243,84mm. Đôi khi nhà sản xuất còn giảm các kích thước của main Micro-ATX chỉ còn 243,84×205,74mm mà thôi. Hầu như các main ATX hiện đại có tối đa 7 khe cắm mở rộng PCI hoặc PCI-express, trong khi main máy tính chuẩn microATX chỉ có tối đa 4 khe cắm.

Mainboard máy tính ITX mini

Main chuẩn mini ITX được thiết kế và cho ra mắt vào năm 2001, chúng được sử dụng chủ yếu trong hệ thống máy tính mini và chúng có tới 2 khe RAM và một khe dùng để cắm card đồ họa duy nhất. Maint ITX có kích thước 170,18×170,18mm, kích thước này rất nhỏ so với các loại main khác.

mainboard là gì

Điểm khác biệt giữa mainboard trên laptop và trên PC

Mainboard máy tính PC là phần bo mạch với các khe kết nối như khe kết nối CPU, GPU, RAM cùng với các ổ cứng nguồn,…

Mainboard trên laptop dell và các thương hiệu khác sẽ được hàn gắn liền với các linh kiện để có thể tiết kiệm được không gian của CPU, GPU và chúng được gắn liền trên mainboard. Một số thành phần khác sẽ được thay thế như cổng PCI.e, M2 SATA để thay ổ cứng hay các khe RAM dùng để thay thế, bổ sung.

khác biệt giữa mainboard trên laptop và trên PC

Những lưu ý khi chọn mainboard là gì?

Lựa chọn Socket phù hợp với CPU

Mỗi một Cpu sẽ phù hợp với các loại socket khác nhau, bạn nên tìm kiếm thêm thông tin trên công cụ tìm kiếm google tên CPU + Socket để có thể lựa chọn được cho mình loại mainboard phù hợp nhất nhé.

Đối với bo mạch trên laptop

Đối với các bo mạch ở trên laptop thì người dùng không cần quan tâm đến socket vì CPU sẽ được nhà sản xuất hàn liền trên các bo mạch, thay vào đó thì người dùng cần xem xét khả năng nâng cấp linh kiện như RAM, bộ nhớ để có thể nâng cấp cho chiếc laptop của mình sau này.

Xem Thêm: #5 Mẫu laptop hiệu năng cao giá rẻ dưới 10 triệu dành cho sinh viên

Cách sử dụng laptop bền lâu nhất | bảo quản laptop hiệu quả

Kết luận

Trên đây là những thông tin về mainboard là gì mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp thông tin thật hữu ích đến với các bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé! Chúc các bạn thành công.